VĂN HÓA-XÃ HỘI
Ý NGHĨA, TRUYỀN THỐNG CỦA TẾT TRUNG THU
21/09/2021 12:00:00

 

Tết Trung thu là một phong tục rất có ý nghĩa hằng năm của dân tộc Việt Nam.  Tết Trung thu được tổ chức vào ngảy Rằm tháng 8 âm lịch hàng năm là dịp để mỗi gia đình quây quần bên nhau cùng ăn bánh, hoa quả, uống trà. Vào ngày này, theo phong tục người Việt, người lớn thường chuẩn bị mâm cỗ (bánh, trái…) dâng lên cúng tổ tiên, những người đã khuất. Sau đó, tất cả các thành viên trong gia đình đều quây quần bên nhau cùng phá cỗ, thưởng trăng.

Người Việt cũng thường mượn ngày này để tỏ lòng hiếu kính với ông bà, bố mẹ bằng những món quà, những lời thăm hỏi. Nó là dịp thể hiện sự hiếu thảo, được xem như ngày báo hiếu, của lòng biết ơn đối với gia đình, sự tri ân của tình thân bằng hữu, ngày đoàn tụ của những người con xa quê xum họp cùng ông bà, bố mẹ, cùng nhau ăn bánh trung thu, ngắm trăng, uống trà.

        Theo như Lịch Vạn Niên thì Trung Thu năm 2021 vào Thứ 3, ngày 21/9/2021 Dương lịch (15/8/2021 lịch âm). Nhằm ngày Nhâm Thân, Tháng Đinh Dậu, Năm Tân Sửu. Theo quan niệm của người xưa, Tết Trung thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia.

       Tết Trung Thu còn có các tên gọi khác như Tết Thiếu Nhi, Tết Trông trăng hay Tết Đoàn viên. Ý nghĩa của mỗi tên gọi như sau:

    + Thứ nhất: Ý nghĩa của tên gọi Tết thiếu nhi là: Tết Trung thu là dịp các bé được người lớn tặng nào là đồ chơi, bánh kẹo, đèn Ông sao, đèn lồng… Vào những ngày này, các em sẽ được rước đèn lồng, được phá cỗ Trung Thu, được hát múa những bài hát thiếu nhi và vui chơi Trung thu, múa Lân, múa Rồng hay chơi các trò chơi dân gian, các trò đồng giao; các hoạt động dành cho trẻ em khá nhiều, hình ảnh chú Cuội, chị Hằng đúng ý nghĩa dành cho thiếu nhi. Vì vậy mà nó còn có tên là tết thiếu nhi.

     + Thứ 2: Ý nghĩa của tên gọi Tết Trông trăng: Vào ngày này, dân gian cũng thường làm những mâm cỗ Trung Thu và không thể thiếu những chiếc bánh trung thu, bánh dẻo, bánh nướng và có cả bánh đa. Trong dịp này mọi gia đình cùng quây quần bên nhau, cùng nhau vừa ngắm trăng vừa phá cỗ Trung Thu, trò chuyện tâm tình, gắn kết nên từ đó, Tết Trung Thu còn có tên gọi khác là Tết trông Trăng.

      + Thứ 3:  Ý nghĩa của tên gọi Tết Đoàn viên: tên gọi này bắt nguồn từ ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu bởi vào ngày này ai cũng mong muốn được trở về bên gia đình, được quây quần bên nhau, cùng chia sẻ những tâm sự, thưởng thức những miếng bánh trung thu thật nghĩa tình và ấm áp. Còn gì quý hơn những giây phút đó khi được về bên gia đình, được nhìn những đứa trẻ nô đùa khắp sân nhà với những chiếc đèn lồng lấp lánh sắc màu với nhiều hình động phong phú, mọi hình ảnh tuổi thơ được hiện về, vì vậy mà cái tên Tết Đoàn viên này được hình thành.

      Về Nguồn gốc Tết Trung thu

       Theo các nhà khảo cổ học, Tết Trung thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê - Trịnh thì Tết Trung thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa.

       Cũng có rất nhiều những truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian về nguồn gốc ra đời của ngày Tết Trung thu như: Chuyện nhà vua dạo chơi cung trăng vào Rằm tháng Tám, sự tích chị Hằng Nga, sự tích chú Cuội, sự tích Thỏ Ngọc…

       Không chỉ ở Việt Nam, Trung Thu còn là ngày lễ của một số quốc gia Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc...

      Thưa quí vị và các bạn! Tổ chức Tết Trung thu nhằm giáo dục cho trẻ em biết ngày 15/08 âm lịch là ngày tết trung thu, tết trung thu có chị Hằng, chú Cuội, lồng đèn, nến, bánh nướng, bánh dẻo, múa lân… Tết Trung thu hằng năm được tổ chức với không khí vui tươi, lành mạnh, bổ ích, thiết thực và có hiệu quả. “Tết Trung thu” là Tết cổ truyền dành cho các cháu thiếu niên nhi đồng;

     Từ lâu Tết trung thu luôn là thời điểm được các em thiếu nhi trên khắp cả nước háo hức mong chờ. Đây cũng là dịp các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, cá nhân tổ chức những hoạt động ý nghĩa, thiết thực thể hiện sự quan tâm chăm lo cho trẻ em; góp phần tạo điều kiện để mọi trẻ em được vui chơi, được phát triển toàn diện trong môi trường an toàn và thân thiện. Tổ chức Tết Trung thu hằng năm tại các nhà trường nhằm thể hiện sự quan tâm chăm lo của BGH , các thầy cô, các bậc phụ huynh  đối với các cháu học sinh trong nhà trường, tạo môi trường tốt nhất để các em học tập, vui chơi, rèn luyện, trưởng thành, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Đồng thời nâng cao nhận thức, trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng và toàn xã hội đối với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

    Tết Trung thu năm nay cũng là Tết Trung thu thứ 2, do ảnh hưởng của đại dịch covd 19 nên phạm vi tổ chức “đêm hội trăng rằm” cho các cháu nhỏ phải thu hẹp lại trong không gian Gia đình để đảm bảo công tác PCDB covd 19. Ngày 17.9.2021, UBND Huyện TM đã ban hành công văn số 2604 trên cở sở thực hiện công văn chỉ đạo số 3409 ngày 16/9/2021 của UBND tỉnh HD về công tác PCDB covd 19 trong tình hình mới. Vì vậy UBND xã, BCĐPCDB covd 19 xã đã yêu cầu các thôn không tổ chức “đêm hội trăng rằm” tại NVH ở các thôn, chỉ tổ chức thăm tặng quà Trung thu cho các cháu nhỏ tại các gia đình. Các đ/c BTCB-TT ở các thôn chỉ đạo Chi ủy, BCT MT và BCH các chi hội PN phối hợp  triển khai tổ chức hoạt động thăm tăng quà Tết Trung thu cho trẻ em năm 2021 từ ngày 20-21/9/2021 (Tức là vào ngày mười tư và ngày rằm tháng Tám năm Tân Sửu). Đồng thời TT đến các xóm không tổ chức “Đêm hội trăng rằm”.   Trong bối cảnh hiện nay tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, mặc dù tỉnh nhà và một số địa phương đã cơ bản kiểm soát được các ổ dịch, song không vì thế mà chúng ta lới lỏng và lơ là việc kiểm soát dịch bệnh. Để giữ vững được thành quả chống dịch của các cấp các ngành và toàn thể ND, để sớm ổn định đời sống sinh hoạt của nhân dân và các hoạt động phát triển KTXH của địa phương trong tình hình mới. Đặc biệt là để các cháu HS được tới trường học năm học mới 2021-2022, và cũng là để đảm bảo mọi trẻ em được vui Tết Trung thu theo phong tục và truyền thống dân tộc Việt Nam tại Trường, tại lớp và tại GĐ. Không tổ chức “Đêm hội trăng rằm” cho trẻ em. Chỉ tổ chức các hoạt động Tết Trung thu phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của địa phương, đảm bảo tất cả trẻ em được quan tâm, được đón Tết Trung thu an toàn, ý nghĩa, và thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch Covid – 19; tăng cường nội dung, thời lượng, chương trình, sân chơi dành cho trẻ em trên các phương tiện thông tin, truyền thông nhân dịp Tết Trung thu. Đồng thời, tổ chức các hoạt động thăm, tặng quà Tết Trung thu tại các gia đình có cháu nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em thuộc các gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và các trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo..Các nhà trường phối hợp với Hội khuyến học xã và Hội PN xã thực hiện các hoạt động tặng quà nhân dịp Tết Trung thu cho các em HS có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập, kết hợp các hoạt động khuyến học đầu năm học mới phù hợp với điều kiện thực tế và diễn biến tình hình dịch bệnh Covid-19 trong tình hình mới tại địa phương. Vận động mọi nguồn lực hỗ trợ tặng quà Tết Trung thu cho trẻ em để tất cả các cháu nhỏ trên địa bàn xã được đón Tết Trung thu vui tươi, an toàn và bổ ích; thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch Covid-19.

    Thưa QV… nhân dịp Tết Trung Thu năm Tân Sửu, chúng tôi những người làm CT Đài TT Cao Thắng chúc cho tất các các cháu nhỏ của xã nhà – những mầm non tương lai của đất nước thật khỏe mạnh, chăm ngoan, học giỏi và được đón Tết Trung Thu đầm ấm, vui tươi, bổ ích và không quên thực hiện nghiêm Qui định 5k của bộ Y Tế gồm: “khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, khai báo y tế và không tụ tập đông người” để dịch bệnh sớm được đẩy lùi và đời sống sinh hoạt trở lại bình thường, các cháu lại được tung tăng đến trường, đến lớp, được vui đùa cùng bạn bè, thầy cô. Hy vọng Tết Trung Thu năm sau các cháu được đón Trung Thu với đúng ý nghĩa và truyền thống dân tộc của Tết Trung thu ở Việt Nam.

 
 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ CAO THẮNG - HUYỆN THANH MIỆN

Trưởng Ban Biên tập: Trần Mạnh Nhường

Địa chỉ: UBND xã Cao Thắng- xã Cao Thắng- huyện Thanh Miện- tỉnh Hải Dương

Điện thoại: 0927270699

Email: ......

Số lượt truy cập
Đang truy cập: 1
Hôm nay: 1
Tất cả: 47,257